A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trận chiến đấu tại Cự Đà

Sau những trận tiến công trong tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1947, quân Pháp thiết lập và củng cố được phòng tuyến thứ nhất bảo vệ nội thành Hà Nội từ Nhật Tân qua Bưởi, Cầu Giấy, Ngã Tư Vọng, Mai Động, Vĩnh Tuy. Chúng ráo riết xúc tiến lập phòng tuyến thứ 2 theo tuyến sông Nhuệ.

Để đối phó với cá hoạt động của địch, Khu ủy và Ủy ban kháng chiến Khu 11 tiến hành trấn chỉnh tổ chức, sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo và chỉ huy, củng cố các lực lượng vũ trang cho phù hợp với tình hình mới.

Từ đầu tháng 3 năm 1947, khu vực ngoại thành được chia thành 3 quận. Các quận Lãng Bạc và Đại La sáp nhập thành quận 4, khu Đống Đa đổi thành quận 5. Hai khu Đề Thám và Mê Linh sáp nhập thành quận 6. Mỗi quận đều có cơ quan quân đội  phụ trách về quân sự. Ban dân vận Khu 11 được thành lập, do đồng chí Trần Vĩ làm Trưởng ban. Đây là cơ quan tham mưu và chỉ đạo công tác dân quân du kích của Bộ chỉ huy Chiến khu11. Các đơn vị tự vệ Hà Nội đang dồn về địa phận Hà Đông được tổ chức lại thành 13 đại đội du kích tập trung, biên chế về các quận 4,5,6, do đồng chí Quận đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Quận 4 có 5 đại đội, các quận 5 và 6 mỗi quận có 4 đại đội.

Sau khi củng cố, các đại đội du kích tập trung được bố trí theo khu vực tác chiến, có nhiệm vụ chặn đánh quân địch mở rộng vùng kiểm soát, quấy rối, tiêu hao lực lượng địch ở các vị trí chúng mới chiếm đóng, phối hợp với dân quân du kích vận động nhân dân rào làng chiến đấu.

Ngày 27/3/1947, trong trận tiến công xuống phía Nam thị xã Hà Đông quân Pháp phát hiện một đơn vị của ta đang đóng tại làng Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Đông). Đây là một Trung đội du kích thuộc quận 5 Hà Nội chuyển ra. Trung đội này đang được tăng cường cho Tiểu đoàn 523 chiến đấu từ khu vực Nam Hà Nội tới thị xã Hà Đông. Địch huy động 200 quân bao vây làng Cự Đà. Chúng cho xe tăng dẫn đầu tiến vào làng và bao vây ngôi nhà Ban chỉ huy Trung đội đang đóng quân. Không kịp liên lạc với các Tiểu đội đóng trong làng, các đồng chí chỉ huy Trung đội chiến đấu cố thủ đến cùng. Sau một ngày tổ chức tiến công liên tục, không diệt được Ban chỉ huy Trung đội, địch phải rút lui. Ta bị hy sinh 2 đồng chí và loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục tên địch.

Trận Cự Đà (Hà Đông) là một trận đánh tiêu biểu cho ý chí, kiên cường, bất khuất chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không chịu đầu hàng giặc của các cán bộ, chiến sĩ mặt trận Hà Nội. Trong cuốn sách “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Trung ương Đảng viết “Trận Cự Đà thật đáng nêu gương cho toàn quốc noi theo”. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp tặng Giấy khen và Huân chương cho đơn vị.

                                                                                             Đức Minh


Tổng số điểm của bài viết là: 230 trong 46 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hướng dẫn tới bảo tàng
  • Taxi

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Taxi 

  • Xe Bus

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe bus 

  • Xe Máy

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe máy

Thống kê
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 34
Tháng 03 : 1.964
Năm 2024 : 4.898