A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

“Màu” của Tết

Lưu

QPTĐ- Còn khoảng mấy tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán năm 2024 nhưng những ngày này bước chân xuống đường phố, dạo quanh một vòng Hà Nội từ trung tâm Thủ đô đến các quận, huyện nội thành, đâu đâu ta cũng thấy “màu” của Tết đang rộn ràng, len lỏi khắp mọi nẻo đường.

http://quocphongthudo.vn/upload/2001606/fck/sophia1712/HAI_0654.JPG

Sắc Xuân đang ngập tràn khắp phố phường Hà Nội.

Phải nói thật lòng tôi không thích Tết nhưng những ngày cận kề Tết thì tôi lại rất hứng thú, bởi thành phố dường như đẹp và tấp nập hơn rất nhiều. Từ khu thương mại, các tuyến đường đâu đâu cũng được trang hoàng lộng lẫy, gồm linh vật, các loại hoa đủ sắc màu, những câu đối đỏ mang vượng khí, với mong muốn tốt đẹp cho một năm sắp tới... lần lượt được trưng lên.

Người người không chỉ dọn dẹp lại căn nhà thật sạch sẽ để nơi “tổ ấm” thân yêu của mình được mang “chiếc áo mới”, gọn gàng nghênh tân Xuân, đón những người thân yêu từ nơi xa trở về quây quần bên nhau, nhớ về tổ tiên và cùng đón Giao thừa, thưởng miếng bánh chưng ngày Tết, chúc nhau lời yêu thương, may mắn; mọi người còn hối hả mua sắm những thứ cần thiết như: Đào, quất, mai vàng, mứt tết và bánh kẹo, rồi tiểu cảnh để tô điểm cho không gian sống.

Bác Linh Lan, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội chia sẻ: Để có Tết trọn vẹn và ưng ý, ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, gia đình đã chủ động dọn dẹp nhà cửa, nhiều người muốn sát Tết mới mua đào, quất và những vật dụng cần thiết nhưng thường nhà tôi mua từ rất sớm, bởi tôi quan niệm, chơi là phải chơi sớm, mình hưởng cái không khí chuẩn bị đón Tết mới thi vị. Có nhiều lựa chọn lắm, mấy năm trước tôi mua cây đào về trưng Tết nhưng do không có kinh nghiệm chăm sóc, cây khó phát triển đẹp, do vậy để tránh sự lãng phí, những năm gần đây, gia đình tôi sau khi chơi Tết, thường gửi lại nhà vườn chăm sóc, cứ đến cận Tết lại chở về, tất nhiên có chút phí đáng kể nhưng so với cách làm trước thì quả thực đáng lựa chọn hơn. Hoặc đôi khi mua cành đào rừng để chơi, cũng rất độc đáo và độ bền lâu. Với lại ngày Tết các mặt hàng cũng nhiều hơn, mình có nhiều lựa chọn...”.

Khác với những người chủ gia đình, bạn Thùy Dung, quận Đống Đa (Sinh viên năm 2 Đại học Ngoại thương) tâm sự: “Khoảng thời gian cận kề Tết, bọn em đã thi xong và chuẩn bị được nghỉ, ai quê xa thì sắp được về nhà, còn những người ở gần như bọn em khoảnh khắc này rất lý tưởng để hội ngộ sau thời gian dài học hành vất vả. Đôi khi không phải lý do gì thiết yếu, chỉ là ra đường đi cùng nhau ngắm đường phố, ngắm sự nhộn nhịp và hàng hóa rồi ghi lại những tấm hình để chia sẻ với bạn bè..., chỉ thế thôi nhưng ai cũng cảm thấy lâng lâng trong lòng”.

Còn chú Đặng Thông, quê Ứng Hoà thì những ngày cận Tết lại là câu chuyện khác, chủ kể: “Càng gần đến ngày Tết xóm của tôi càng náo nức. Trước đây, nhà nào nhà nấy tự gói bánh chưng mấy năm gần đây, chúng tôi thường rủ nhau tập trung tại một gia đình, thường là có sân lớn, gói chung, sau đó cùng thức đêm để luộc bánh, ôn lại những câu chuyện từ “cổ lai hy”-nhưng vui. Tất nhiên để có thịt gói bánh chưng, chúng tôi cũng chung nhau mổ lợn. Con lợn “nhắm” cho ngày Tết được chọn ngay từ khâu giống, giao cho gia đình mát tay nuôi. Ăn Tết có khi là một phần thôi, cái quý nhất là quá trình làm và chuẩn bị, anh em, làng xóm được hàn huyên, gặp gỡ, quần tụ với nhau, tình làm xóm theo đó càng trở nên gắn bó, thân thiết”.

Tết đến-Xuân về, với mỗi người sẽ có một câu chuyện, cảm xúc khác nhau nhưng tựu chung đều là sự hồi hội, phấn chấn, mong chờ. Bởi vì Tết chính là ngày được đoàn viên, Tết chính là những ước vọng về năm mới đầy tươi sáng.

TRẦN HIỀN

 


Nguồn: Báo Quốc phòng Thủ đô
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hướng dẫn tới bảo tàng
  • Taxi

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Taxi 

  • Xe Bus

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe bus 

  • Xe Máy

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe máy

Thống kê
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 56
Tháng 05 : 810
Năm 2024 : 8.511