A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không - LLVT Thủ đô: Những dấu son lịch sử

            Tháng 12 năm 1972, tại Hội nghị Pa-ri, ta tiếp tục lên án hành động lật lọng và không chấp nhận những đòi hỏi ngang ngược của Chính phủ Mỹ đòi sửa đổi bản dự thảo Hiệp định mà cả hai bên đã thảo thuận. Tổng thống Mỹ Ních-xơn tỏ ra hết sức ngoan cố, cho ngừng cuộc họp ở Pa-ri từ ngày 13/12/1972. Cuộc đàm phán bị bế tắc.

          Ngày 14/12/1972, Ních-xơn phê chuẩn kế hoạch của cuộc tập kích chiến lược mang mật danh “Lai-nơ-bếch-cơ II”, đánh phá ồ ạt không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời tiếp tục ra lệnh thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng. Theo kế hoạch này, Mỹ tập trung lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam để đánh phá miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, nhm mục đích: “gây sức ép tối đa” với Chính phủ ta, buộc ta phải chấp nhận các điều kiện của Mỹ; phá hủy nặng n tiềm lực kinh tế, quân sự và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, Lào, Cam-pu-chia; trấn an chính quyền và quân đội Sài Gòn. Mục tiêu đánh phá chủ yếu là các khu vực trọng điểm giao thông, kho tàng lớn, các sân bay, trận địa, các khu đông dân ở nội thành Hà Nội, Hải Phòng.

          Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ sử dụng 726 lần/chiếc B-52, 3.920 lần/chiếc máy bay chiến thuật, ném hàng nghìn tấm bom đạn xuống miền Bắc nước ta. Trên địa bàn Hà Nội, chúng sử dụng 516 lần chiếc B-52 (chiếm 61% tổng số lần chiếc B-52 trong cuộc tập kích), 546 lần chiếc F111, 1.035 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném 45.610 quả bom các loại (tương đương khoảng 10.000 tấn) xuống 4 thị trấn, 39 đoạn phố, 67 xã (65% tổng số xã ngoại thành), tập trung chủ yếu vào mục tiêu giao thông vận tải, kho tàng (40% tổng số mục tiêu bị đánh phá) và 4 khu vực đông dân.

          Lực lượng vũ trang Thủ đô sát cánh với các lực lượng phòng không, không quân, với bản lĩnh kiên cường, trí tuệ, sáng tạo, khí phách Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, biến căm thù thành sức mạnh, vượt lên đau thương, mất mát, hy sinh, đánh thắng cuộc tập kích đường không chưa từng thấy của đế quốc Mỹ. Các lực lượng vũ trang bảo vệ Thủ đô bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 2 chiếc F111 và 5 máy bay chiến thuật. “Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam cùng với việc đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ ở miền Bắc, ta đã đạt mục tiêu giành thắng lợi quyết định”.

          Bị thất bại nặng nề, ngày 15 tháng 01 năm 1973, Chính quyền Mỹ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện mọi hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pa-ri “Về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết.

Thắng lợi  của quân dân Thủ đô ghi thêm vào trang sử vàng của dân tộc một chiến công hiển hách, huy hoàng làm tỏa sáng và nâng giá trị văn hóa 1000 năm Thăng Long- Hà Nội lên tầm cao mới để Hà Nội thực sự trở thành “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Thắng lợi đó thêm một phần khẳng định tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu mang tính quy luật phản ánh bản chất chiến tranh nhân dân ở địa phương. Qua thử thách của chiến tranh, bản lĩnh, trình độ và khả năng về mọi mặt của Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng như lực lượng vũ trang Thủ đô được nâng lên rõ rệt, là cơ sở để xây dựng đơn vị vững mạnh, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới.


Nguồn: Báo Quốc phòng Thủ đô
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hướng dẫn tới bảo tàng
  • Taxi

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Taxi 

  • Xe Bus

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe bus 

  • Xe Máy

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe máy

Thống kê
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 2
Tháng 04 : 1.563
Năm 2024 : 6.643