A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Sức mạnh nguồn lực văn hóa trong phát triển Thủ đô Hà Nội

 LQPTĐ-Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội với hơn ngàn năm tuổi, được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế quan trọng. Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị và sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc trọng trách của mình trong xây dựng và phát huy nguồn lực văn hóa để hội nhập, phát triển Thủ đô.

Trong những nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Thành phố đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội văn minh. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao, hoạt động có tính chuyên nghiệp.

http://quocphongthudo.vn/upload/2001606/fck/tranhienmy/Ph%C3%A1t%20huy%20ngu%E1%BB%93n%20l%E1%BB%B1c%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20trong%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20Th%E1%BB%A7%20%C4%91%C3%B4%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i%20%E1%BA%A3nh%202.jpg

Hồ Gươm Hà Nội-Góc nhìn từ trên cao.

                                                                                                                                                      Ảnh: Internet

Hà Nội cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa, với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa. Với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, Hà Nội xác định văn hóa là động lực, là nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Nguồn lực văn hóa của Thủ đô Hà Nội

Bản sắc văn hóa Hà Nội nằm trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Rất nhiều di tích, di sản của Hà Nội đến nay đã gần như trở thành biểu tượng văn hóa Hà Nội. So sánh với các di sản văn hóa của nhiều quốc gia, thì hồ Gươm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Núi Nùng, đền Cổ Loa, Ô Quan Chưởng... hầu hết đều là “vật thể” mang giá trị của lịch sử. Thủ đô Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản”, với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có một di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Hà Nội còn có những di sản văn hóa vật thể vô giá, đó là những dấu tích của thành quách nguy nga; công trình kiến trúc tâm linh: Đình, chùa, đền, miếu, phủ; tượng đài, công viên, vườn hoa. Hà Nội có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu.

http://quocphongthudo.vn/upload/2001606/fck/tranhienmy/20190206_151643.jpg

Tham quan tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Bên cạnh đó, Hà Nội là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, được biết đến là “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO”. Đây chính là những tài sản vô giá để Thủ đô Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa, tiếp thêm sức sáng tạo cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Giải pháp phát huy tối đa nguồn lực văn hóa

Nâng cao nhận thức về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng, chính quyền thành phố Hà Nội, là cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa. Quán triệt quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa, con người là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, thận trọng; luôn tìm tòi, đổi mới tư duy phát triển, vừa bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vừa thúc đẩy và đặt đúng vai trò chủ thể của người dân, các cơ quan, tổ chức, người thực hành văn hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô; khẳng định con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là mục tiêu và trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội.

Tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa hơn nữa giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, con người Hà Nội nhằm bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có khát vọng đổi mới sáng tạo, có ý chí vươn lên của mỗi người dân Thủ đô.

http://quocphongthudo.vn/upload/2001606/fck/tranhienmy/DSC_0264(1).JPG

Du khách trải nghiệm tại làng nghề Bát Tràng.

Thành phố Hà Nội cần nhận diện quỹ di sản để có giải pháp tạo hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị, nhất là với các khu vực cải tạo, tái thiết khu vực phát triển đô thị. Bên cạnh đó, Thành phố cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong khu vực di sản khi lập quy hoạch; bổ sung và hoàn thiện từng bước cơ sở pháp lý liên quan đến bảo tồn di sản trong quy hoạch Thủ đô. Lấy văn hóa, văn minh đô thị, tạo lập bản sắc làm nền tảng phát triển đô thị.

Tập trung xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa lịch sử Hà Nội bắt kịp xu thế phát triển của thời đại, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Tham gia mạng lưới Thành phố sáng tạo là cơ hội lớn để phát huy tiềm năng sáng tạo, biến sáng tạo thành nguồn lực phát triển của Thành phố. Tổ chức các sự kiện, hoạt động để huy động nguồn lực cho Thành phố sáng tạo. Phát huy tối đa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô các nước, quan hệ kinh tế, thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; những “thương hiệu” được quốc tế vinh danh; cùng với tinh thần chủ động và sáng tạo trong hội nhập quốc tế về văn hóa để đưa Hà Nội trở thành địa điểm hấp dẫn về giao lưu, hợp tác, quảng bá và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao có uy tín trong nước và quốc tế.

Song Hà

 


Nguồn: Báo Quốc phòng Thủ đô
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hướng dẫn tới bảo tàng
  • Taxi

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Taxi 

  • Xe Bus

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe bus 

  • Xe Máy

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe máy

Thống kê
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 27
Tháng 04 : 1.588
Năm 2024 : 6.668